Đánh giá Nguyễn_Văn_Lý_(nhà_Nguyễn)

Sách Đại Nam liệt truyện chính biên' (nhị tập, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế 1993, trang 144) do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn nhận xét: "Văn Lý việc học rất ngay thẳng, trọng đạo lại trung thực và thơ văn chuộng về ý cách, nên Nội các là Hà Quyền cùng Đô ngự sử là Phan Bá Đạt thường giao tiến lên vua".

Về sự nghiệp giáo dục của ông, Đại Nam liệt truyện khẳng định: "Ông trước sau làm việc giảng học 20 năm có lẻ, người tới học thành tựu cũng nhiều".

Nói về các trước tác thơ văn của ông, thi sĩ nổi tiếng Tùng Thiện Vương ca ngợi: "Đãi cát mới thấy vàng, đẽo đá mới được ngọc, đó là con người đã suy xét đến cùng cực nên thơ văn mới hay đẹp như thế"[2].

Còn nhà thơ Cao Bá Quát ví chí khí của Nguyễn Văn Lý như "chim hồng hộc" vượt hẳn lên lũ hoàng điểu tầm thường:

Đông Tác Tuần Phủ tịch thượng ẩm

Cố nhân hữu tửu mạc trù tướng,Chước chước nguyện quân ẩm vô lượng.Quân bất kiếnHồng hộc cao phi thanh vân thượng,Huyền hạc độc túc thanh sơn bạng.Hoàng điểu hoàng điểu qui thực trường,Do lai bất cảm lưỡng tương kháng.Cố nhân nỗ lực sự công danh,Tản nhân qui khứ ngọa giang thành.Tương khan bôi tửu tối phân minh.

Dịch thơ:

Trên chiếu rượu ở nhà ông Tuần Phủ Đông Tác (Tức Nguyễn Văn Lý)

Chủ sẵn rượu xin đừng ngần ngại!Hãy rót đi, rót mãi, uống đi anh!Chẳng thấy ru?Hồng hộc bay cao tít tận mây xanh,Hạc đen ngủ một mình trên đỉnh núi.Lũ hoàng điểu kiếm ăn sớm tối,Từ xưa nay ai chống đối chi ai?Cố nhân mải miết việc đời,Nhàn nhân về khểnh ở nơi giang thành.Chén khuyên tình đã tỏ tình.

(Bản dịch của Nguyễn Quý Liêm)

Ngày 24/4/1998, cuộc Hội thảo "Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795 - 1868) và dòng họ Nguyễn Đông Tác" do Hội Sử học Hà Nội chủ trì đã được tiến hành trọng thể tại Bái đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Các tham luận tại Hội thảo đã nêu bật đóng góp to lớn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý vào sự phát triển của văn hóa và giáo dục Thăng Long thế kỉ 19.